DẠY HỌC MĨ THUẬT THEO PHƯƠNG PHÁP ĐAN MẠCH

       Thực hiện Kế hoạch của Phòng GD và ĐT Tân yên. Kế hoạch năm học 2020 – 2021 của Trường Tiểu học Việt Lập, cùng với thay sách lớp 1 học theo Chương trình SGK 2018 thì với các khối lớp từ lớp 2 đến lớp 5 vẫn thực hiện theo chương trình hiện hành, đặc biệt môn Mĩ thuật tiếp tục thực hiện dạy theo phương pháp của Đan Mạch là “Dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”.

Ngay từ đầu năm học, xác định rõ mục tiêu của môn Mĩ thuật trong nhà trường tiểu học không nhằm đào tạo các em trở thành họa sĩ mà thông qua các hoạt động tạo hình để khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mĩ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mĩ của riêng mình trong cuộc sống hàng ngày.

 Điểm nổi bật của phương pháp dạy học môn Mĩ thuật là giáo viên có  thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy mà kết hợp nhiều kĩ thuật trong một bài dạy như: Vẽ biểu cảm, Vẽ cùng nhau, Vẽ theo nhạc, Tạo hình 2D, 3D. Xây dựng cốt truyện, xây dựng câu chuyện, … So với phương pháp tuyền thống, phương pháp của Đan Mạch phát huy khả năng sáng tạo cao của học sinh, tiết học thoải mái, sinh động hơn. Với mỗi tiết học, mỗi chủ đề đều tạo cho học sinh sự hứng thú, tìm tòi và sáng tạo, hơn nữa phương pháp dạy học phát triển năng lực của người học này học sinh được phát triển năng giao tiếp, hợp tác với bạn để tạo nên các sản phẩm của nhóm, tính tự chủ của mỗi em được nâng cao. Sản phẩm mà các em tạo ra không chỉ là vẽ, nặn mà còn tạo hình từ các vật tìm được sẵn có trong mỗi gia đình như vỏ chai, bìa, giấy vụn,... qua đó giúp học sinh biết bảo vệ môi trường và thêm yêu thích môn học.

Từ phương pháp này tạo cơ hội cho học sinh chủ động, sáng tạo trong thực hành. Với niềm đam mê lớn giành cho bộ môn Mĩ thuật các thầy cô và trò trường tiểu học Việt Lập, các em đã thể hiện được rất tốt các chủ đề trong chương trình học mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch và cho ra mắt được rất nhiều các sản phẩm đẹp. 

Dưới đây là một số các hình ảnh được ghi lại trong những bài học thông qua các chủ đề       

 

 

 

 

 

Chủ đề: Trang trí sân khấu và sáng tác câu chuyện (Lớp 5)

                                                                                                                   Chủ đề: Sự liên kết thú vị của các hình khối (Lớp 5)

Chủ đề: Các con vật quen thuộc (lớp 3)

Chủ đề: Sáng tạo từ những nếp gấp (lớp 4)

 

Chủ đề: Bưu thiếp tặng mẹ và cô (lớp 3)

 

 

Chủ đề: Trái cây bốn mùa (lớp 3)

 

Đồ vật theo em đến trường (lớp 2)

 

Chủ đề: Trường em (lớp 5)

Dựa vào tình hình thực tế và các điều kiện cơ sở vật chất vốn có, các thầy cô và trò trường tiểu học Việt Lập  đã và đang xây dựng những tiết học Mỹ thuật giúp phát huy tối đa năng lực và cảm hứng của học sinh đem lại hiệu quả tích cực qua từng giờ học lý thú. 

 

                                                                                      Người viết

                                                                                 Nguyễn Thị Thủy – GV Mĩ thuật